Tiền không phải chìa khóa vạn năng
金錢不是萬能鑰匙
Nhìn phiên chất vấn, vấnđề nhiều và ngổn ngang y như thực tế nền giáo dục. ĐBQH Nguyễn Sĩ Cương đặt thẳng vấn đề: “Chuẩn giả”. Nghĩa là trường đạt chuẩn, giáo viên đạt chuẩn nhưng thực chất không đạt và được “cho nợ”. Cái giả, còn ở chỗ trường đạt chuẩn quốc gia mà lại không có gì đạt chuẩn.
Mỗi một lần tập trung các cháu không có sân, phải mời mỗi lớp chỉ 5-6 cháu xuống đại diện. Rồi thì học lệch, học tủ. Rồi “Chuột chạy cùng sào...”, “9 điểm vào sư phạm nhưng 30 điểm vẫn trượt đại học”. Chuyện chảy máu ngoại tệ với 3-4 tỉ USD chi phí cho du học mỗi năm, “bệnh thành tích” đã tồn tại từ lâu và “mặc dù ngành giáo dục luôn cố gắng nói không”. Rồi lương giáo viên mầm non chỉ 2,4 triệu đồng/tháng, 200.000 cử nhân, kỹ sư thất nghiệp dài. Và không ngừng thay đổi SGK, chương trình học đã nặng nề, và cải cách, “đổi mới càng khó, càng nặng hơn”. Quá nhiều vấn đề. Quá nhiều nỗi bức xúc. Trước đó, gần 90.000 học sinh TPHCM phải “chiến đấu” để có một chỗ trong 76-77% trúng tuyển. Hôm qua, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ có nói một ý rằng: 20% ngân sách đầu tư cho giáo dục là “chưa được nhiều”, và “cần thêm nguồn đầu tư xã hội”. Còn chất lượng giáo dục ĐH hạn chế là do mức học phí thấp trong khi “đồng tiền đi liền chất lượng”, ví dụ: “Ở nước ta, suất học phí đối với sinh viên bình quân là 630 USD, trong khi con số này ở Mỹ là 19.000 USD, ở Trung Quốc 3.500 USD”.
Tiền, có vẻ không thể là thứ chìa khóa vạn năng cho một nền giáo dục.
Anh Đào